Rụng tóc có từ xưa, người cổ đại làm gì để chống hói đầu?
Vấn đề rụng tóc đã đeo bám con người từ xa xưa, vậy trong thời đại không có dầu gội, dầu xả, người xưa đã làm thế nào để bảo vệ mái tóc của mình?
Sử dụng thảo dược
Công nghệ thời cổ đại không phát triển như bây giờ, vì vậy
người xưa đã cố gắng ngăn ngừa rụng tóc thông qua
việc sử dụng các loại thảo mộc khác nhau. Trong đó, chủ yếu chia
làm hai loại: dùng ngoài và dùng trong. Dùng ngoài chủ yếu gồm: lá
mướp, lá dâu và các loại thảo mộc khác.
Các vị thuốc nam ngăn rụng tóc chính bao gồm: lá dâu tằm,
ngay cả lúa mạch phổ biến trong đời sống của người dân cũng có công
dụng ngăn rụng tóc.
Có thể thấy, việc sử dụng linh hoạt thuốc nam đã góp phần rất
lớn vào công cuộc chống rụng tóc của người xưa.
![]() |
Dầu gội tự nhiên
Tro thực vật
Nhiều người có thể ngạc nhiên rằng tro thực vật có thể dùng để
gội đầu như thế nào, nhưng trên thực tế, tro thực vật
có tác dụng loại bỏ dầu và người xưa đã thực sự có kinh nghiệm dùng
nó để gội đầu. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ tro
vào nước, đợi cho tan trong nước rồi dùng hỗn hợp này để gội
đầu.
Nước vo gạo
Từ xa xưa, mọi người đã biết dùng nước vo gạo để gội
đầu, lợi ích của nước vo gạo đối với mái tóc bắt nguồn từ chất
inositol. Đây là một thành phần trong nước vo gạo giúp thâm nhập
vào tóc hư tổn và phục hồi tóc từ trong ra ngoài. Nước này thậm chí
còn bảo vệ tóc khỏi những hư tổn về sau.
Trứng gà
Trên thực tế, thời xưa, nhiều phụ nữ đã sử dụng lòng trắng
trứng gà để chăm sóc tóc, gội đầu trước, sau đó bôi lòng trắng
trứng lên tóc, sau đó gội sạch lại với nước.
Ngoài protein, trứng còn có nhiều chất dinh dưỡng khác, có lợi
cho mái tóc như vitamin E và B giúp ngăn ngừa rụng tóc, vitamin A
giúp giảm gàu cũng như các axit béo trong lòng đỏ rất tốt da dầu,
giảm khô da đầu, giảm gàu và giữ cho sợi tóc mềm mượt.
Không ủng hộ việc gội đầu hàng ngày
Người xưa không chủ trương gội đầu hàng ngày, họ chỉ gội đầu
trước những dịp quan trọng. Và thói quen này giờ đây dường như đã
có ý nghĩa, vì vậy nếu bạn gội đầu thường xuyên sẽ làm trôi đi
lượng dầu tiết ra tự nhiên, động tác này sẽ khiến da đầu khô hơn,
sinh ra nhiều gàu, tóc khô, dễ gãy và dễ bị rụng hơn.
Vắt tóc thay vì sấy khô
Người xưa thường vắt tóc thày vì sấy khô, vì người xưa
tin rằng việc chà xát hoặc lau mạnh bằng khăn sẽ khiến tóc bị tổn
thương nhiều. Vì vậy, họ đều quấn tóc dài bằng khăn và vắt kiệt tóc
vì nghĩ rằng nó sẽ ít gây hư tổn cho tóc.
Thói quen sống và tâm trạng
Sự giữ gìn của người xưa không chỉ chú ý đến bên ngoài mà còn
phải chú ý đến bên trong. Ý niệm phương pháp chăm sóc tóc của người
xưa không chỉ là chú ý đến sức khỏe thể chất, tức là phải có đủ khí
và huyết là nền tảng của việc chăm sóc tóc, mà còn phải thúc đẩy
tâm trạng của con người trở nên vui vẻ. Tức giận cũng là nguyên
nhân gây ra rụng tóc, vì vậy người xưa luôn chủ trương an tâm,
dưỡng âm, dưỡng ẩm, tránh nóng giận. Ngoài ra, người xưa còn cho
rằng mệt mỏi quá độ sẽ làm tổn hại đến khí chất, mệt mỏi quá độ sẽ
làm rụng tóc, vì vậy người xưa thường nghỉ ngơi đầy đủ.
Theo Hạ Tú / Bảo Vệ Công Lý
Bạn đang xem: Rụng tóc có từ xưa, người cổ đại làm gì để chống hói đầu?
Chuyên mục: Đông Tây kim cổ
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/rung-toc-co-tu-xua-nguoi-co-dai-lam-gi-de-chong-hoi-dau-1729176.html
Chia sẻ bài viết