Những điều ít biết về đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa
Ông Huyện Sỹ được cho là giàu hơn cả vua Bảo Đại. Tương truyền, gia đình ông cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn ai ai cũng biết
đến câu: "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hoả". Đây là câu nói
chỉ 4 vị đại gia giàu nhất Sài Gòn khi ấy. Trong đó, người đứng đầu
"Nhất Sỹ" không chỉ sở hữu khối tài sản giàu có bậc nhất Nam Kỳ Lục
Tỉnh mà còn nức tiếng cả Đông Dương.
Tư duy nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng
Ông Huyện Sỹ tên thật Lê Nhứt Sỹ (1841 –
1900)là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu – vị Hoàng hậu cuối cùng
của đất An Nam. Ông sinh ra trong gia đình công giáo, thuở thiếu
thời theo một số tu sĩ người Pháp sang Malaysia để lĩnh hội kiến
thức. Sau khi về quê, do tên thật trùng với tên 1 người thầy trong
tu viện, ông liền đổi thành Lê Phát Đạt.
Với bản tính thông minh, những năm tháng du học tại Malaysia,
ông học được nhiều ngôn ngữ bao gồm Lating Pháp, chữ Hán và chữ
quốc ngữ. Nhờ vốn ngôn ngữ đa dạng nên sau khi về nước, ông được
chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Uỷ
viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Cũng từ
đây, người ta quen gọi ông là Huyện Sỹ.
![]() |
Ông Huyện Sỹ bên vợ con. Ảnh: Dân Sài Gòn |
Sau khi Pháp cho quân đàn áp, tình hình loạn lạc, người
dân bỏ chạy tứ phương, ruộng đất bỏ hoang nhiều. Nhân dịp này, ông
Huyện Sỹ dồn tiền mua những thửa đất có vị trí tốt và thuê người
gieo trồng, cà cấy. Năm ấy được mùa mang lại nguồn thu lớn. Sau đó,
ông tiếp tục mở rộng việc mua đất làm nông nghiệp. Đầu tư đâu thắng
đấy, mấy năm liên tiếp mùa màng bội thu nên tài sản của ông
Huyện Sỹ không ngừng gia tăng.
Đi trước thời cuộc, đoán được xu hướng phát triển, ông Huyện
Sỹ mua hàng loạt khu đất rộng lớn sát thành phố vì cho rằng Sài Gòn
sẽ mở rộng. Đúng như tính toán, khi thành phố mở rộng, với số đất
có, ông Huyện Sỹ trở thành đạt gia bất động sản.
Gia sản nhiều hơn cả vua Bảo Đại
Độ giàu có của ông Huyện Sỹ khiến người đời sau phải trầm trồ,
kính nể. Ở miền Tây, ruộng đất của ông Lê Phát Đạt được ví như “cò
bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An,
Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông nắm
giữ.
Tại Sài Gòn, gia đình ông Huyện Sỹ cũng sở hữu
nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Trong đó phải kể đến mảnh đất
rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Huyện Sỹ. Ngoài ra, ông có rất
nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây
nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Người ta ước tính thời điểm đó, ông Huyện Sỹ sở hữu hàng ngàn
căn nhà.
![]() |
Tượng điêu khắc của ông Huyện Sỹ. Ảnh: Internet |
Trong số con cháu của ông Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải
kể đến Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963), tức Nam Phương hoàng hậu –
vợ vua Bảo Đại. Người ta nói rằng, ông Huyện Sỹ giàu có đến độ còn
vượt mặt cả vua Bảo Đại. Tương truyền, khi gả cho vua, gia đình
Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng. Thậm chí,
vị hoàng đế Bảo Đại sau này còn phải dùng tiền của nhà vợ nhiều hơn
tiền Hoàng Gia.
Dù sở hữu khối tài sản đồ sộ nhưng cuộc sống của gia đình ông
Huyện Sỹ rất thuận hoà, không có cảnh ăn chơi trác táng như nhiều
gia đình giàu có từng vấp phải.
![]() |
Nhà thờ Huyện Sỹ. Ảnh: Internet |
Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh (tổng hợp)
Bạn đang xem: Những điều ít biết về đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa
Chuyên mục: Đại gia, doanh nhân
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/dai-gia/nhung-dieu-it-biet-ve-dai-gia-giau-nhat-sai-gon-xua-1876233.html
Chia sẻ bài viết