Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Phát triển Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt”
Bí thư Thảnh ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt.
Ngày 22/6, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị
quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TW ngày
5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu, giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết số
15 của Bộ Chính trị (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành
ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến
Dũng nhấn mạnh, việc phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến -
Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt
trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là trách nhiệm,
nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính
trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ
đô Hà Nội.
![]() |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong
từng giai đoạn, Thủ đô Hà Nội đều được Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu
phải xây dựng và phát triển thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não
chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; là trung tâm
lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
và hội nhập quốc tế.
Nhằm phát huy tối đa vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của
Hà Nội, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo công
cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô. Mới đây nhất, thay mặt Bộ Chính
trị khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị
quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát
triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045” (Nghị quyết 15). Điều đó đã nói lên sự lãnh đạo, chỉ đạo và
sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các cấp,
các ngành và mong muốn của nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà
Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, kết cấu của Nghị quyết gồm 4
phần. Trong đó, về quan điểm, mục tiêu, khác với Nghị quyết số
11-NQ/TƯ trước đây, tại Nghị quyết 15, Bộ Chính trị đã nêu rõ 4
quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn với nhiều điểm mới
để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội
trong trung và dài hạn.
Cụ thể, Bộ Chính trị nêu rõ quan điểm thống nhất cao trong
nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp,
khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn
lực của cả nước và nguồn lực quốc tế; xây dựng và phát triển Thủ đô
thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc
gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng
Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch,
đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa
để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và cả nước cùng phát triển.
Nghị quyết cũng nêu rõ, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến -
Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt
trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước
vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Một điểm mới nữa trong Nghị quyết phát triển Thủ đô Hà Nội lần
này là việc Bộ Chính trị không chỉ xác định mục tiêu phát triển đến
năm 2030 mà còn định hướng phát triển đến năm 2045 (là năm kỷ niệm
100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Theo đó, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến -
Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát
triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu
vực và thế giới, phấn đấu phát triển tầm thủ đô các nước phát triển
trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn
mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng
8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm
2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn câu, có mức sống và
chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh
tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu
biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết 15 đã đưa ra 8 nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện và có nhiều điểm mới so với các
nghị quyết về phát triển Thủ đô trước đó, như: Khơi dậy ý chí, khát
vọng phát triển Thủ đô của nhân dân Hà Nội và cả nước; đẩy mạnh cơ
cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học,
công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để xây dựng
và phát triển Thủ đô; phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự
là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn
lực phát triển mới cho Thủ đô; hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ
đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ
đô trong giai đoạn mới...
Nêu chi tiết từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Bí thư Thành ủy Hà
Nội nhấn mạnh, trong nhiệm vụ, giải pháp về “Tiếp tục nâng cao nhận
thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô
Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", nét rất mới của nghị quyết
lần này là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô và yêu cầu
cần phải khơi dậy, phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng anh
hùng, ngàn năm văn hiến và ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn
lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội.
Đối với nhiệm vụ, giải pháp về “Nâng cao chất lượng công tác
quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai
thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường”, Bí thư Thành
ủy Hà Nội cho biết, một trong nội dung quan trọng là phải nghiên
cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố
trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc
Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông
minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài;
xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, thực hiện hiệu quả việc cải
tạo, xây dựng lại chung cư cũ; di dời các cơ sở công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch
ra khỏi nội thành; ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng
công trình công cộng, phúc lợi xã hội...
Bên cạnh đó, nghị quyết còn xác định rõ nhiệm vụ phải sửa đổi,
bổ sung Luật Thủ đô với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội
cho Thủ đô; đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô
trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ
chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng,
liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực của vùng…
“Thủ đô Hà Nội hy vọng với truyền thống ngàn năm văn hiến, anh
hùng, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn và khơi dậy
khát vọng phát triển của thành phố; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ
Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trung ương; sự ủng hộ,
hợp tác của các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế, Hà Nội
sẽ thực hiện hiệu quả, hiện thực hóa các mục tiêu đã được đề ra tại
Nghị quyết 15, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Bí thư Thành ủy
Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Hải Ninh
Bạn đang xem: Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Phát triển Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt”
Chuyên mục: Xã hội
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/soi-xet/bi-thu-thanh-uy-ha-noi-phat-trien-thu-do-la-nhiem-vu-chinh-tri-quan-trong-dac-biet-1715972.html
Chia sẻ bài viết